Tìm kiếm:
Giới thiệu

Đăng ký nhận tin

Nhập địa chỉ Email của Bạn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 521.195
Thành viên Online
: 0
Khách
: 93
Bookmark and Share

Khái niệm các tiêu chí Lắp ráp điện tử công nghiệp

24/09/2014 06:46 SA (Lượt truy cập: 392192)

Lắp ráp điện tử là một lĩnh vực tập hợp nhiều kỹ thuật khác nhau với mục đích chung là làm thế nào đó tạo ra sản phẩm để sử dụng nguồn năng lượng điện phục vụ con người, cuộc sống thông qua các thiết bị điện – điện tử nhằm tạo ra những tiện nghi, những hỗ trợ hợp lý và hiệu quả nhất. Một thiết bị điện – điện tử không chỉ dùng duy nhất một kỹ thuật lắp ráp trên bề mặt (SMT) mà nên hình hài được, thực chất lồng bên trong tên gọi kỹ thuật quen thuộc này có nhiều kỹ thuật đi cùng mà ít người nhận ra và chúng ta thường cho rằng SMT là đại diện cho lắp ráp điện tử.

Thói quen (gọi tên SMT) này dẫn chúng ta đến một suy nghĩ mặc định là tiêu chí SMT là tiêu chí chung cho toàn bộ các qui trình lắp ráp điện tử và sau đó lúng túng khi gặp các sản phẩm tập hợp đầy đủ các công nghệ/kỹ thuật, tức là có thêm nhiều kỹ thuật bên cạnh kỹ thuật lắp ráp trên bề mặt (SMT).

Vậy thực chất lắp ráp điện tử bao gồm những kỹ thuật gì?

Lắp ráp điện tử hiện đại là kết nối các linh kiện điện tử để thực hiện mạch điện theo thiết kế trên bảng mạch in (PCB) tên gọi cho công việc này là lắp ráp điện tử trên nền tảng bảng mạch (PCBA _  Printed Circuit Board Assembly).

Một thiết bị điện tử hiện đại có cấu hình mạnh mẽ có thể có nhiều hơn một bảng mạch điện, hoặc có thêm các thành phần ngoại vi, cụm chức năng (module) khác được thiết kế để kết nối về bảng mạch chính bằng cách đấu nối các đường dây thông qua các đầu nối (socket, connector), trạm tiếp xúc không hàn (bắt vít). Trong trường hợp có các đầu nối tiêu chuẩn cũ (ví dụ: cổng RS232) thì phải có sự hỗ trợ của ốc vít cơ khí tương ứng và nếu thiết bị có linh kiện công suất cao cần tỏa nhiệt chúng ta gặp thêm phần cơ khí cho các linh kiện này bên cạnh sự phối hợp tỏa nhiệt tốt mà vẫn đảm bảo khoảng cách cách điện cũng như tránh được sự phóng điện nếu có mạch có dùng điện áp cao.

Quan trọng nhất trong lắp ráp điện tử là gắn linh kiện xuyên lỗdán linh kiện trên bề mặt rồi tạo ra các liên kết kết nối điện giữa các linh kiện lên trên bản mạch in nên mối hàn là một khía cạnh kỹ thuật chính yếu cần xem xét kỹ lưỡng.

Kết nối không hàn bằng cách quấn dây lên cọc kim loại (có trong âm – li khuyếch đại âm thanh) hay siết chặt một đầu tiếp xúc dẫn điện dây dẫn bằng vít trong các thiết bị điện tử  tiếp tục bổ sung vào tiêu chí lắp ráp điện tử làm cho bộ tiêu chí này trở nên phong phú và đa dạng.

Cuối cùng và xuyên suốt luôn là tiêu chí lưu chuyển và bảo quản chi tiết linh kiện, thành phẩm/bán thành phẩm tương tác đến tất cả các kỹ thuật, bắt đầu từ khi các linh kiện còn rời rạc chuyển đi đóng gói rồi vận chuyển đến nhà máy sản xuất, ở đây chúng tiếp tục “phiêu lưu ký” qua các công nghệ kỹ thuật, để kết hợp, kết nối lẫn nhau trong một sản phẩm cuối cùng nào đó. Chưa dừng lại ở đây, tiêu chí này còn có thể áp dụng cho đến tận tay người tiêu dùng và có thể dùng như một số lời tư vấn từ nhà sản xuất cho người dùng nhằm duy trì sự hoạt động của sản phẩm sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Bộ tiêu chí tổng hợp của lắp ráp điện tử được gọi là “Chuẩn chấp thuận trong kỹ thuật lắp ráp điện tử” gọi tắt là “chuẩn chấp thuận” gồm 10 nội dung chính được liệt kê thứ tự như sau:
  1. Lưu chuyển và Bảo quản chi tiết, linh kiện và sản phẩm
  2. Bảng mạch in và Bảng mạch điện
  3. Lắp ráp điện tử xuyên lỗ
  4. Lắp ráp điện tử trên bề mặt
  5. Lắp ghép cơ khí hỗ trợ kết nối điện và giải nhiệt linh kiện công suất
  6. Sắp đặt hệ thống dây nối bên trong thiết bị
  7. Mối hàn
  8. Trạm kết nối dây không hàn (quấn dây tiếp xúc trên trạm cọc)
  9. Linh kiện hư hỏng
  10. Mối hàn và đường dẫn cho các vị trí có điện áp cao

"Chuẩn chấp thuận” là cơ sở để xem xét mọi khía cạnh đảm bảo tuân thủ các qui tắc an toàn điện cho môi trường, con người và chính sản phẩm ngay từ khi bắt đầu thiết kế, khi thi công lắp ráp điện tử trên dây chuyền trong nhà máy, khi lưu kho, vận chuyển cho đến khi chuyển đến nơi sử dụng nhằm duy trì hiệu quả hoạt động của thiết bị điện – điện tử. Bên cạnh đó “chuẩn chấp thuận” cũng là cơ sở để dựa vào mà đảm bảo các sản phẩm làm ra đồng nhất (tương đối) về chất lượng.  Không những thế, chuẩn chấp thuận còn có thể lấy dùng như một tài liệu tham khảo khi sửa chữa, thay thế những thiết bị điện tử lớn hơn như máy móc tự động (máy cắm, máy dán, máy hàn…), nhằm tránh những sai sót gây mất an toàn cho chính thiết bị máy móc và người sử dụng cũng như bảng mạch/linh kiện tạo ra sản phẩm.

Hãy nhớ:

"Lắp ráp điện tử không chỉ là gắn/dán linh kiện lên bảng mạch in mà còn phải lắp ghép các thành phần lại với nhau"

như hình mô tả sau:


» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Sắp xếp theo
Sắp xếp theo
Copyright © 2011-2018 Lắp Ráp Điện Tử . All rights reserved.
® Lắp Ráp Điện Tử giữ bản quyền nội dung trên website này
Vui lòng ghi "nguồn bởi Lắp Ráp Điện Tử" khi trích nội dung từ website này
Địa chỉ: 377 Tân hương Tp.HCM
Hotline: +84 (0)938041068 - Email: admin@laprapdientu.vn

 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Khái niệm các tiêu chí Lắp ráp điện tử công nghiệp Rating: 5 out of 10 392192.
Core Version: 1.6.6.0